Tổ hợp dây đàn đa âm Harpsichord

Bức tranh nổi tiếng của Jan Vermeer,A Lady Standing at a Virginal cho thấy một hình ảnh đặc trưng của thời đại ông sống: Người phụ nữ quý tộc đứng chơi đàn, với đàn được đặt trên một cái bàn lớn.

Đa số harpsichord có đúng một dây cho mỗi nốt nhạc, các harpsichords phức tạp hơn có thể có nhiều dây. Khả năng này tạo ra hai lợi thế: thay đổi âm lượng và thay đổi âm sắc. Âm lượng tăng lên khi người chơi thiết lập cơ chế (xem hình dưới) để khi gõ 1 phím thì làm đàn kêu nhiều dây cùng lúc. Âm sắc có thể thay đổi theo hai cách. Đầu tiên, các nhóm dây được kêu cùng lúc có thể được thiết kế để có âm sắc khác nhau, thường là gom cả cụm dây gắn gần nhau, tạo cộng hưởng cao hơn và tạo ra một chất lượng âm thanh sâu hơn; đàn harpsichord cho phép người chơi chọn một hợp âm ưa thích để làm chuẩn cho nốt đó. Thứ hai, dùng búa đập hai dây cùng một lúc thay đổi không chỉ âm lượng mà còn cả âm sắc.

Ví dụ, khi hai dây được điều chỉnh để cùng rung đồng thời, âm thanh không chỉ to hơn mà còn phong phú hơn và phức tạp hơn. Âm thanh trở nên rất đa dạng khi hai nốt cùng kêu cách nhau một quãng tám.Tai người không đủ tách biệt rõ ràng hai nốt mà chỉ nghe thấy một nốt nhạc: âm thanh của nốt cao được pha trộn với nốt thấp hơn, và tai nghe thấy nốt thấp với độ phong phú về âm sắc nhờ có nốt cao phát ra đồng thời.

Khi mô tả một cây đàn harpsichord, thường người ta mô tả các cụm dây của nó. Các cụm dây tại cao độ 8 foot tạo âm thanh theo cao độ chuẩn, còn cụm dây ở cao độ 4 foot tạo âm thanh cao hơn một quãng tám. Thỉnh thoảng có harpsichord với cao độ 16 foot (thấp hơn cao độ 8 foot một quãng tám) hoặc 2 foot (cao hơn cao độ chuẩn hai quãng tám, rất hiếm).

Khi có nhiều dây, người chơi có thể kiểm soát được tổ hợp dây nào sẽ được dùng. Điều này thường được thực hiện bằng cách chỉnh các giắc cắm cho mỗi tổ hợp, và một cơ chế để "tắt" tổ hợp, thường bằng cách di chuyển một cần gạt ngang, để cho búa sẽ bỏ qua một số dây. Giai đoạn đầu người dùng phải dùng tay để di chuyển cần gạt, nhưng với các harpsichord sản xuất về sau này, các nghệ nhân đã chế tạo ra các đòn bẩy, đòn bẩy dùng đầu gối và bàn đạp chân để việc chuyển đổi này dễ dàng hơn.

Hình 4. French shove coupler. Bên trái: Bàn phím chưa ghép cặp. Phím trên bị nhấn sẽ đẩy miếng gỗ A bật lên. Phím dưới bị nhấn sẽ đẩy miếng gỗ B và C. Bên phải: Bàn phím trên được ghép cặp với bàn phím dưới bằng cách kéo bàn phím dưới. Phím trên bị nhấn sẽ đẩy miếng gỗ A bật lên. Phím dưới bị nhấn sẽ đẩy cả ba miếng gỗ A, B và C.Hình 5. Ghép cặp kiểu Anh với miếng gỗ hình "chân chó". Khi bấm phím, phím trên nâng miếng gỗ "chân chó" A lên. Còn khi bấm phím dưới nâng cả ba miếng gỗ A, B, và C.

Harpsichords với nhiều bàn phím cho phép người chơi linh hoạt hơn trong việc lựa chọn tổ hợp dây đàn, vì mỗi lựa chọn có thể tạo các tổ hợp âm thanh khác nhau. Ngoài ra, các harpsichord như vậy thường có một cơ chế gom các lựa chọn gần nhau, do đó người chơi có thể chọn cùng lúc hai bộ dây tại một thời điểm. Hệ thống tổ hợp kép linh hoạt nhất do người Pháp sáng chế (French shove coupler), trong đó cần gạt thấp hơn có thể kéo về phía sau hoặc phía trước. Ở vị trí phía sau, "quá đấm" gắn liền với bề mặt trên của cần gật thấp chạm vào bề mặt của các phím cần gạt cao. Tùy thuộc vào bàn phím và vị trí ghép cần gạt, người chơi có thể chọn bất kỳ bộ giắc cắm có nhãn trong hình 4 là A, B, C, hoặc cả ba cùng một lúc.

Hệ thống thanh gỗ chân chó của người Anh (cũng được sử dụng trong đàn baroque Flanders) không yêu cầu ghép cặp. Các miếng gỗ A trong hình 5 có hình "chân chó" cho phép một trong hai bàn phím sử dụng A. Nếu người chơi muốn chơi 8 foot trên từ cần gạt cao mà không phải cần gạt thấp hơn, một cần gạt dừng sẽ tách các miếng gỗ A và kết hợp một cột các miếng gỗ (tiếng Anh: "lute stop", không được hiển thị trong hình)[1]

Trong lịch sử, việc sử dụng các cần gạt trong đàn harpsichord không phải bắt đầu với việc chọn dây phát ra âm thanh, mà để chuyển nhạc thuận tiện hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Harpsichord http://www.learningmusician.com/features/1106/Jack... http://www.pyirvin.com/about_harpsichords.htm#Top http://www.youtube.com/watch?v=CzhsbdoRfr0 http://www.bertoldhummel.de/english/register/regis... http://www-personal.umich.edu/~bpl/hpsi.html http://www.harpsichord.org/videos/16-jean-phillipe... http://HarpsichordPhoto.org/ http://www.henrylim.org/Harpsichord.html http://www.metmuseum.org/toah/hd/baro/ho_89.4.2929... http://www.metmuseum.org/toah/hd/cris/ho_89.4.1220...